Lộ trình trở thành Frontend Developer mới nhất cho năm 2022

Lộ trình trở thành Frontend Developer mới nhất cho năm 2022

Tại sao mình lại viết một bài như thế này trong khi ngoài kia đã có rất nhiều bài tương tự rồi ư? Đơn giản vì đây là bài viết mang tính cá nhân của mình - một senior frontend developer, là những gì mình đúc kết được sau nhiều năm học và làm việc. Mình nhận thấy nhiều bạn khá bối rối khi mới bắt đầu học lập trình web, đặc biệt là front-end. Có khá nhiều bạn nhắn tin hỏi mình để xin lời khuyên về học cái gì nên mình quyết định viết luôn một bài đầy đủ.

Trước khi bắt đầu thì mình sẽ giải đáp một số câu hỏi mà nhiều bạn mới hay thắc mắc


🥇 Câu hỏi phổ biến

  • Học Frontend có khó không? Học Frontend không khó. IT có rất nhiều chuyên nghành khác nhau và theo mình Frontend thì khá đơn giản so với các chuyên ngành khác. Nghành nào cũng vậy, nếu bạn thông minh thì sẽ học nhanh, nếu không thông minh thì bạn phải dành nhiều thời gian hơn. Trăm hay không bằng tay quen.

  • Không giỏi thuật toán có học Frontend được không? Được! Frontend ngoài việc code UI thì thuật toán cũng xử lý khá nhiều. Đa số thuật toán thì sẽ dùng đi dùng lại nên chỉ cần gặp 1-2 lần là lần thứ 3 tự động sẽ quen. Tư duy thuật toán của bạn sẽ phát triển theo thời gian nên cũng không cần lo lắng quá về điều này.

  • Cách học nhanh nhất? Nên học online để tiết kiệm thời gian. Nên có một lộ trình, giáo trình chất lượng. Có người để hỏi đáp, giải quyết các thắc mắc. Học xong thì nên làm các project nhỏ đến lớn để luyện tập tư duy giải quyết vấn đề.


🥇 Roadmap tổng quan

Dưới đây là roadmap từ trang roadmap.sh mà bạn có thể tham khảo. Mình thấy lộ trình này khá chi tiết.

roadmap frontend

Trên là roadmap của người ta còn dưới đây là roadmap của mình. Cũng không khác nhiều lắm đâu.


🥇 1. Kiến thức về Internet

Kiến thức nền tảng để mọi dev bắt đầu học. Bạn cứ tìm kiếm google với những từ khóa phía dưới rồi đọc là được.

  • Cách trình duyệt hoạt động?

  • Cách internet hoạt động?

  • Các thành phần của một website?

  • Cách tạo một trang web như thế nào?

  • Domain, Hosting, DNS là gì?


🥇 2. HTML/HTML5

Phần này học khá nhanh, tốn 2-3 ngày là học xong. Mình khuyên bạn cũng không nên dành quá nhiều thời gian cho nó.

Các kiến thức cần nắm:

  • Biết công dụng cơ bản một số tag phổ biến: html, head, body, h1, h2, ul, li, a, p, form...

  • Sematic tag - Tức là dùng đúng tag cho đúng mục đích của nó

  • Tạo được một trang web giới thiệu bản thân chỉ bằng HTML, sử dụng nhiều tag nhất có thể để luyện tập

  • Hiểu về SEO căn bản

Nguồn học:

Mình khuyên nên học HTMl ở W3shools là đủ. W3shools: https://www.w3schools.com/html/


🥇 3. CSS/CSS3

Đầu tư phần này nghiêm túc nhé, CSS là thứ rất rất quan trọng với frontend developer. Phần này có thể tiêu tốn của bạn 1 tháng để học và nhiều tháng để nắm vững đấy.

🥈 CSS cơ bản

Các kiến thức cần nắm:

  • Chia layout bằng Flex, Grid
  • Responsive ở các loại màn hình
  • Các loại selector
  • Sự ưu tiên của các selector
  • Đơn vị trong CSS như px, rem, %, vh, vw
  • Chuyển động animation
  • SASS hay SCSS
  • Các quy tắc viết CSS, quản lý CSS

Nguồn học:

Riêng phần Flex, Grid thì nên lên youtube học cho dễ vô nha anh em.

🥈 Luyện tập thực chiến

Sau khi nắm được các kiến thức trên rồi thì luyện tập thực chiến thôi. Dưới đây là một số cách bạn có thể làm

  • Lên youtube gõ: how to make website using html css để xem cách họ code và luyện tập theo.

  • Lên google tìm kiếm free template rồi download về để xem cách họ code và code lại như họ. Cách này sẽ giúp bạn tiến bộ rất nhanh vì bạn sẽ được học hỏi từ người khác. Có thể trong quá trình học bạn sẽ thắc mắc tại sao họ lại dùng cách này mà không dùng cách kia, cũng đừng quá lo lắng vì chia layout trong CSS có rất nhiều cách.

  • Clone lại UI các trang web nổi tiếng như Shopee, Facebook, Youtube. Cái gì không biết cứ dùng trình duyệt inspect element ra là được.

  • Học thêm cách dùng các phần mềm design Photoshop, Figma căn bản cho developer. Anh em lên youtube gõ PSD to HTML xem cách họ dùng như thế nào

Target cho giai đoạn này: Code được các trang landing page, Login, Register từ desgin

Nguồn học:

Tài nguyên:

🥈 Học CSS framework

Tại sao lại học css framework? Học để biết người ta tạo nên framework này như thế nào. Biết thêm một framework để ghi vào CV.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều framework CSS, mình khuyên các bạn học luôn Bootstrap cho nhanh, đỡ phải suy nghĩ. Dù gì thì đây cũng là framework css phổ biến nhất.

Học bootstrap như thế nào?

  • Đọc doc của bootstrap coi cách sử dụng

  • Inspect xem thử các class của nó là gì mà có thể vi diệu đến như Vậy

  • Tự đưa ra nhận định ưu và nhược khi dùng bootstrap

  • Code lại các trang web bên trên bằng bootstrap thay vì css thuần


🥇 4. Học Javascript

JS là thứ không thể thiếu, ngoài các kiến thức cơ bản như bao ngôn ngữ lập trình khác thì dưới đây là những thứ bắt buộc bạn phải nắm.

  • var, let, const khác nhau như thế nào

  • hoisting, Closure

  • Higher order function, callback, currying

  • Tham trị, tham chiếu, clone object

  • this

  • Thao tác với DOM

  • Prototype, class

  • Bất đồng bộ callback, promise, async / await

  • Ajax, Fetch API

Trong quá trình học thì cũng nên luyện tập thuật toán nhé.

Học JS sẽ tiêu tốn 1-2 tháng của bạn. Hãy học cho chắc phần này, nó là nền tảng của mọi thứ sau này đó.

Học xong JS rồi thì bắt tay vào làm một số project, task nho nhỏ như

  • Collapse menu

  • Todo app tương tác với API

  • Game đơn giản như kéo búa bao

Bạn sẽ nghe một số người khuyên học Jquery nhưng theo mình thì không. Nó đã quá cũ rồi và Jquery cũng khá dễ nên thôi, bỏ qua không học nhé. Những dự án mới ngày nay dùng React, Angular, Vue rất nhiều.

Nguồn học:


🥇 5. Chọn một trong 3 framework đình đám React, Angular, Vue để học

Học cái nào cũng được, nhưng cá nhân mình khuyên bạn học React để dễ xin việc nhé. Vì React được dùng rất nhiều ở các công ty ngoài kia, theo mình quan sát thì số lượng công ty dùng React bằng AngularVue cộng lại.

Vậy học React cần nắm những gì?

  • Hiểu được bản chất DOM ảo là gì, khác với DOM thật như thế nào

  • Các khuyết điểm của React

  • React hook

  • Redux

  • Các tip tối ưu hiệu suất cho React

  • Node package manager (npm)

  • Cấu hình ESLint, Prettier

  • Webpack

  • Deploy ứng dụng React

  • Unit Test

  • Cách sử dụng các công cụ như devtool, Lighthouse, postman

Nguồn học:


🥇 6. Học thêm gì nữa?

Tại thời điểm này bạn đã đủ sức để đi ứng tuyển fresher tại các công ty rồi đó. Lúc này có khá nhiều sự lựa chọn cho các bạn. Dưới đây là một số hướng đi mà bạn có thể tiếp tục, chọn một hoặc học hết luôn cũng được.

🥈 Typescript

Một ngôn ngữ dựa trên Javascript với nhiều tính năng được thêm vào như xác định kiểu dữ liệu. Xu hướng ngày nay là Typescript, các dự án lớn đều chuyển dần từ JS sang TS hết rồi. Angular mặc định dùng Typescript. Học đi, không thiệt đâu.

🥈 NextJS

Một framework dựa trên React giúp hỗ trợ SEO tốt. Rất nhiều dự án đang dùng NextJS ví dụ: Tiktok, Binance, Twitch, Netflix...

🥈 NodeJS

Yep, bạn không nghe nhầm đâu. Học NodeJs không khó vì chúng ta đã biết JS rồi. Hiểu được Backend làm những công việc gì sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quan hơn về thế giới web. Bạn không phải chuyên backend nhưng cũng nên hiểu họ làm gì.

Nếu chỉ biết mỗi Front-End thì bạn khó mà tự tay xây dựng được một sản phẩm theo ý mình vì bạn phải dựa vào API, server của người khác.

  • Học NodeJs, ExpressJS

  • Học thêm về database như MongoDB

  • Build một Restful API server


🥇 7. Các kỹ năng bổ trợ

Sẽ còn rất là nhiều thứ phải học liên quan đến "vũ trụ lập trình website" như Design Pattern, Security, PWA, Web Assembly...nên cứ từ từ tận hưởng nhé anh em.

Ngoài các kiến thức về website ra thì anh em nên học thêm các kiến thức dưới đây nếu muốn trở thành một dev thực thụ. Theo mình thì sau khi học xong CSS thì anh em học các kiến thức dưới song song với JS là vừa.

  • Quản lý mã nguồn với Git

  • Dùng tốt editor code như VS Code

  • Tiếng anh: Nghe nói phải tốt, đọc hiểu tài liệu chuyên nghành

  • Kỹ năng viết CV, viết Email, viết blog

  • Thuyết trình

  • Làm việc nhóm


🥇 8. Tóm lại

Nếu bạn đã học hết tất cả những gì mình nêu trên thì hãy cứ tiếp tục học thêm, đào sâu và hướng dần đến Fullstack nhé. Ngôn ngữ, công nghệ thì cũng chỉ là công cụ thôi, vì thế hãy dùng nó tạo ra những sản phẩm có giá trị cho mọi người nhé (như thế mới mong giàu được ^^). Cảm ơn mọi người đã đọc đến đây, chúc mọi người thành công trên con đường đã chọn.

Nguồn bài viết: https://duthanhduoc.com

Phạm Hồng Đức
Phạm Hồng Đức
Một developer thích nghiên cứu và chia sẻ kiến thức lập trình, phần mềm mã nguồn mở (open-source), và cuộc sống.